Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định ban hành quy chế cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử. Theo đó, Quy chế này quy định về việc cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử để thực hiện các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thủ tục thanh toán qua ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Quyết định quy định việc cung cấp thông tin tờ khai hải quan điện tử phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng đối tượng. Đồng thời, việc sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử được cung cấp cũng phải đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên sử dụng thông tin và phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo quy chế, bên sử dụng thông tin truy cập Cổng thông tin hải quan bằng tài khoản do Tổng cục Hải quan cấp để sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử dưới dạng văn bản điện tử và thực hiện kết nối hệ thống thông tin với Cổng thông tin hải quan để sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử dưới dạng dữ liệu điện tử.
" alt=""/>Cung cấp thông tin tờ khai hải quan điện tử không quá 1 phútQuyết định 1584 thành lập Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành.
Theo đó, Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 gồm 29 thành viên. Bên cạnh Trưởng ban là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, 2 Phó Trưởng ban là Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, Ban Chỉ đạo Trung ương còn có 6 Ủy viên thường trực và 20 Ủy viên là đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và đại diện một số hội, hiệp hội, tổ chức liên quan.
Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
" alt=""/>Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng là Ủy viên BCĐ Trung ương các chương trình mục tiêu quốc giaSáng nay, ngày 19/8, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã phối hợp với Hiệp hội phát triển công nghiệp và nguồn nhân lực nước ngoài (HIDA) thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp tổ chức hội thảo “An toàn thông tin (ATTT) đối với các hệ thống thông tin quan trọng” tại Hà Nội.
Là một sự kiện nhằm mục đích cung cấp các thông tin và giải pháp cho chủ quản các hệ thống thông tin quan trọng trong công tác phòng chống các tấn công, phá hoại trên không gian mạng, hội thảo có sự góp mặt của hơn 100 đại biểu là cán bộ chuyên trách về CNTT, ATTT đến từ các Bộ, ngành; các học viện, trường đại học và các tổng công ty, tập đoàn nhà nước.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho biết, những năm vừa qua, lĩnh vực CNTT của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp ngày càng lớn vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, việc ứng dụng CNTT trong các hệ thống quan trọng như viễn thông, điện lực, tài chính, ngân hàng, các hệ thống điều khiển tự động trong các nhà máy, xí nghiệp đã trở nên hết sức quan trọng, không thể thay thế được. Tuy nhiên, đi kèm với quá trình ứng dụng CNTT sẽ luôn luôn có những nguy cơ, rủi ro gây mất ATTT. Và sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu các rủi ro này lại xảy ra đối với các hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia.
Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc tấn công gây mất ATTT xuất hiện trên không gian mạng. Trong đó, các mục tiêu tấn công đang dần chuyển dần từ các mục tiêu cá nhân sang các tập đoàn kinh tế lớn hay nghiêm trọng hơn là các hệ thống thông tin quan trọng của các quốc gia như cuộc tấn công vào hệ thống quản lý điện lưới quốc gia của Ucraina hay nguy cơ tấn công vào hệ thống kiểm soát đường sắt của Hàn Quốc…
Thứ trưởng cũng cho biết, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam chúng ta còn gặp nhiều khó khăn trong công tác bảo đảm ATTT. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực ATTT cũng như nhận thức chưa thật sự đầy đủ của cá nhân, tổ chức đã vô tình tạo ra các điểm yếu để các sự cố vẫn hàng ngày xảy ra. Theo đánh giá của các chuyên gia, hơn 90% sự cố mất ATTT xảy ra do yếu tố con người.
" alt=""/>Hơn 90% các sự cố mất an toàn thông tin do yếu tố con người